Viết content “đốn tim” khách hàng chỉ với 6 tiêu chí đơn giản

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thực hiện các chiến dịch Marketing đều lấy content làm cốt lõi. Và đương nhiên, họ muốn những nội dung ấy được càng nhiều người đọc càng tốt. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp phải ngồi “đếm like” vì content “thiếu muối” và thiếu hấp dẫn. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy content của bạn đang thiếu ở chỗ nào. Khám phá ngay 6 tiêu chí đơn giản khi viết content để “bứt phá” trong lần quảng cáo tới nhé!  Bật mí thêm là tiêu chí này mang tên SUCCES và đã được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này kiểm định về hiệu quả.

1. Simple – Đơn giản

Hãy ghi nhớ rằng một thông điệp, ý tưởng muốn “kết dính” nó phải được viết cho “não cá vàng”.

Một trong những sai lầm thường thấy của những người sáng tạo nội dung là họ quá chu toàn, luôn mong muốn có một nội dung thật cao siêu, đầy ắp ý tưởng, logic,…Nhưng người tiếp nhận thông tin thì lại không muốn như vậy. Họ muốn thấy những điều dễ hiểu, đơn giản và có thể nhanh chóng tiếp nhận. Không có khách hàng nào bỏ ra hàng giờ để nghiên cứu bài viết, thông điệp của bạn cả.

Vì vậy, khi viết content hãy “cắt gọt” điều bạn muốn truyền tải thành một thông điệp đơn giản, một câu nói đơn giản khiến ý tưởng dễ dàng nắm bắt và dễ hiểu hơn. 

Đơn giản là một trong những tiêu chí tiên quyết khi viết content

Đơn giản là một trong những tiêu chí tiên quyết khi viết content

2. Unexpected – Bất ngờ 

Bất ngờ bao gồm những điều mang lại sự ngạc nhiên và lý thú. Đây là 2 yếu tố quan trọng khiến đối tượng “quan tâm” và “theo dõi” ý tưởng của bạn.

Não chúng ta được “lập trình” để tiết kiệm năng lượng bằng cách chuyển sang chế độ “lái tự động” bất cứ khi nào có thể. Nó làm điều này bằng cách để thông tin quen thuộc hay dễ đoán trước trôi qua một cách vô thức, điều này có nghĩa là một ý tưởng gây ngạc nhiên hoặc lý thú sẽ có nhiều cơ hội “nán lại” lâu hơn và nhận được sự chú ý xứng đáng.

3. Concrete – Cụ thể

Lựa chọn từ ngữ cụ thể, dễ hiểu sẽ khiến ý tưởng, thông điệp của bạn dễ dàng trở thành “con sâu ăn tai” hơn là những thuật ngữ chuyên ngành. Các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng, các danh từ cụ thể như : căn nhà, trái nho, một ngày hè nóng nực,… sẽ dễ liên tưởng hơn là những danh từ trừu tượng như : công lý, cá tính, nhân sinh quan,…

Ngoài ra, khi viết content cũng nên đưa ra các ví dụ hay hình ảnh minh họa để giúp truyền đi thông điệp. Diễn đạt cụ thể, nhiều hình ảnh liên tưởng không chỉ dễ nhớ, mà còn dễ đọng lại trong đầu.

4. Credible – Sự tin tưởng

Một ý tưởng, thông điệp chỉ có thể lan truyền được nếu mọi người tin vào chúng; bằng không họ sẽ cho nó ra ngay khỏi đầu.

Vậy làm sao để có được niềm tin của họ?

Một phương pháp được sử dụng phổ biến là: nhờ “chuyên gia” kể chuyện. Chuyên gia không nhất thiết phải là những người chuyên về lĩnh vực nào đó. Đó có thể là : một người thật, việc thật.

Sử dụng một vài số liệu thực tế để minh họa cũng là một phương pháp tăng tính Tin cậy cho thông điệp của bạn, tuy nhiên hãy cẩn thận vì “lạm dụng” số liệu có thể gây phản tác dụng.

Sự tin tưởng khiến bài content của bạn hấp dẫn hơn

Sự tin tưởng khiến bài content của bạn hấp dẫn hơn

5. Emotional – Cảm xúc 

Cảm xúc là động lực lèo lái chính phía sau hành vi của con người, nó quan trọng hơn là những số liệu hay phân tích lý trí thông thường.

Vì vậy, nếu mục đích của bạn khiến mọi người hành động, bài viết content cần phải đánh trực tiếp vào cảm xúc. Một chiến dịch bài hút thuốc sẽ có tác động lớn hơn nếu nó trưng hình ảnh những người mà cuộc sống và cơ thể đã bị phá hủy bởi thuốc lá; những bức tranh này sẽ lay động khán giả, còn những sự thật và số liệu hiếm khi có tác động tình cảm.

Hãy tập trung vào những kích thích cảm xúc hơn là những số liệu khô khan khi trình bày một ý tưởng.

6. Stories – Câu chuyện

Tương tự như nguyên lý hiệu ứng lan truyền của Jonah Berger, ý tưởng hay thông điệp nên được truyền tải dưới dạng “kể chuyện” bởi vì một câu chuyện có sức mạnh kích thích lớn tới bộ não, nó giúp ta nhìn vào bản chất của hành động và dự đoán ta sẽ phản ứng thế nào trong tình huống tương tự.

Đừng bao giờ cố loại bỏ câu chuyện đằng sau nó để đổi lấy một bài viết content trống rỗng.

Bạn đã từng nghe rất nhiều lần về việc viết content thực sự rất quan trọng. Đó không phải dọa dẫm đâu mà là sự thật. Chính vì thế, hãy lưu ý 6 tiêu chí trên để có những nội dung thật chất lượng nhé!

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now