Cách đơn giản nhất phân biệt PR và Quảng cáo để tránh những nhầm lẫn tai hại

PR và Quảng cáo là hai cụm từ thường được nhắc đến cùng nhau trong Marketing. Vì thế mà đôi khi người ta thường đánh đồng hai khái niệm này là một. Nhưng thực tế thì, PR và Quảng cáo hoàn toàn khác nhau và nó được phân biệt bởi một vài tiêu chí được nêu ra trong bài viết dưới đây!

1. PR là gì?

PR là viết tắt của cụm từ Public Relations (Quan hệ công chúng) là một phần của Marketing có nhiệm vụ khiến cho khách hàng có cảm tình, chú ý hoặc có nhận thức về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó khiến hành vi khách hàng thay đổi và giúp doanh nghiệp tăng thị phần, doanh thu. Mục tiêu cuối cùng của PR là tạo ra hình ảnh riêng cho công ty, tổ chức và tăng thiện chí từ khách hàng. Kết quả của PR có thể không sờ thấy hoặc đo đếm bằng số liệu nhưng nó là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing khác.

PR hướng tới việc xây dựng mối quan hệ và tạo lập hình ảnh cho doanh nghiệp

PR hướng tới việc xây dựng mối quan hệ và tạo lập hình ảnh cho doanh nghiệp

2. Quảng cáo là gì?

Ở các góc nhìn khác nhau, định nghĩa về quảng cáo cũng khác nhau. Dưới cái nhìn của người làm Marketing, quảng cáo là hình thức tuyên truyền với mục đích giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng đến khách hàng tiềm năng. Từ đó, có thể tác động đến thói quen, hành vi của khách hàng và kêu gọi mua hàng bằng các thông điệp cụ thể.

Quảng cáo tập trung vào giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

Quảng cáo tập trung vào giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

3. PR và quảng cáo có phải là một?

Như đã nói ngay ở phần đầu bài viết, PR và Quảng cáo không phải là một nhưng nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về hai khái niệm này và cho rằng chúng là một.

– PR và việc tìm kiếm, xây dựng và tăng trưởng mối quan hệ giữa công ty với các cá nhân, cộng đồng, tạo lợi ích cho cả hai bên. Một vài hoạt động cụ thể của PR được nhắc đến như: quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, xử lý khủng hoảng truyền thông,…

– Quảng cáo là hình thức tuyên truyền với mục đích chính là giới thiệu thông tin của sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Một vài hoạt động quảng cáo thường thấy như: Sử dụng tờ rơi quảng cáo, quảng cáo bằng TVC, video, bài viết,…

4. Cách phân biệt PR và Quảng cáo dễ nhất!

Trả tiền hay miễn phí

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PR: Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

Sáng tạo hay không sáng tạo

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điều khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

Thời gian và tần suất

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

Phong cách viết PR và Quảng cáo

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PR: Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Cách phân biệt PR và Quảng cáo dễ dàng nhất

Cách phân biệt PR và Quảng cáo dễ dàng nhất

Có thể thấy, PR và Quảng cáo luôn đồng hành và hỗ trợ nhau để hoàn thành chiến dịch Marketing của doanh nghiệp nhưng nó tuyệt nhiên không phải là một. Vì vậy, đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm này nhé!

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now