Làm thế nào để xây dựng một thông điệp truyền thông hợp với văn hóa doanh nghiệp?

Nếu như bạn đang là chủ của một doanh nghiệp hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực Marketing thì chắc hẳn đã biết đến sức mạnh của thông điệp truyền thông. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xây dựng được thông điệp truyền thông có ý nghĩa và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp mới bắt đầu. Vậy thì trong bài này, chúng tôi sẽ mách bạn cách xây dựng một thông điệp truyền thông đơn giản nhất.

Xây dựng thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông được hiểu là tất cả những thông tin được biểu thị dưới dạng chữ viết, hình ảnh, video mà các marketer muốn truyền tải đến khách hàng. Đa phần, những thông điệp phải truyền tải một câu chuyện, một ý nghĩa để tác động đến cảm xúc, tư duy, tâm trí của khách hàng.

Ví dụ: Thông điệp truyền thông của OMO DỊP TẾT 2016

Tết là dịp để cả nhà quây quần bên nhau, là cơ hội để sum họp, để chia sẻ cho nhau những yêu thương sau một năm bận rộn. Mỗi người cần sắp xếp công việc để về với tổ ấm yêu thương, vun đắp tình cảm gia đình, đền đáp công ơn cha mẹ, để tất cả xích lại gần nhau hơn.

Thông điệp được thể hiện ngầm qua các hoạt động ấm áp và thiết thực cả online lẫn offline (chia sẻ câu chuyện ngày Tết và thực hiện lời hứa “Tết là về bên gia đình” kèm hastag được cộng đồng mạng tích cực hưởng ứng, video quảng cáo phía dưới với khẩu hiệu ” Xuân sum họp Tết tròn yêu thương”,…)

Đừng hiểu lầm những câu slogan với thông điệp truyền thông. Câu slogan thực chất chỉ là lời ngắn gọn rút ra từ thông điệp truyền thông, khiến cho khách hàng dễ nhớ, dễ liên tưởng. Chính câu chuyện đằng sau slogan mới chính là thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.

Thông điệp truyền thông của Omo truyền tải nhiều cảm xúc đến khách hàng
Thông điệp truyền thông của Omo truyền tải nhiều cảm xúc đến khách hàng

Làm thế nào để xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp nhất với doanh nghiệp?

Thông điệp truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm đem đến sự sự tiếp cận nhanh cũng như giúp người dùng hiểu và chọn lựa sử dụng sản phẩm. Nếu có một thông điệp tốt, kết hợp với các hoạt động xúc tiến hiệu quả thì chúng ta sẽ không phải lo lắng quá nhiều về khách hàng và đạt nhiều hơn những chỉ tiêu đặt ra. Truyền thông có nhiều cách như thực hiện trên truyền hình, trên báo chí, trên tờ rơi hay pano…

Tất cả các cách điều hướng đến việc tạo nên một thông điệp truyền thông hiệu quả, tác động tốt đến với người tiêu dùng.Vậy, làm thế nào để xây dựng được thông điệp truyền thông?

Xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp để lôi kéo khách hàng
Xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp để lôi kéo khách hàng

Bước 1: Tìm kiếm insight khách hàng

Nhiều doanh nghiệp thường nghĩ rằng việc quan trọng nhất khi xây dựng thông điệp truyền thông chính là xác định khách hàng mục tiêu. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì nếu chỉ xác định được khách hàng là ai thì chưa thể đưa ra một thông điệp truyền thông có tính hấp dẫn. Mà quan trọng hơn, phải xác định được khách hàng của bạn cần gì hay nói cách khác là tìm kiếm insight khách hàng. Khi tìm ra insight khách hàng, công việc quan trọng của doanh nghiệp là phải đưa ra thông điệp hướng đến những giải pháp để thỏa mãn khách hàng. Hãy nhớ rằng, khách hàng luôn quan tâm và mong muốn có được lợi ích cá nhân tốt nhất.

Bước 2: Lên kế hoạch triển khai

Sau khi đã xác định rõ insight khách hàng, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp. Trước tiên là kế hoạch Content nhằm tạo lập một câu chuyện, một nội dung thực sự hay và ý nghĩa để có thể lay động khách hàng. Phần nội dung chứa thông điệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến mức độ lan tỏa và khả năng thành công của cả chiến dịch. Nếu nội dung không hay thì không thể tiến hành triển khai các bước tiếp theo. Sau khi đã có nội dung, việc tiếp theo cần làm đó là chọn một hình thức thể hiện hợp lý. Thông thường, nhiều doanh nghiệp cho rằng phải xây dựng dưới dạng video thì mới truyền tải được hết những thông điệp, mong muốn đến khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều hình thức thể hiện rất thú vị khác như: các hình ảnh, buổi hội thảo, bài hát,…Tùy theo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn hình thức thể hiện sao cho phù hợp nhất.

Bước 3: Lựa chọn phương tiện truyền tải

Phương tiện truyền tải chính là điểm tiếp xúc để khách hàng thấy được thông điệp của bạn. Nếu như đối tượng khách hàng của bạn trong độ tuổi từ 16 – 30 thì hẳn là họ thường xuyên sử dụng mạng xã hội, vậy thì hãy sử dụng các chương trình quảng cáo qua facebook, youtube,…để dễ dàng tiếp cận khách hàng. Còn đối với những tập khách hàng là gia đình hoặc nhóm đối tượng thường xuyên theo dõi TV thì có thể sử dụng quảng cáo qua truyền hình. Cũng không có vấn đề gì nếu như bạn sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo cùng một lúc nhưng phải cân nhắc thật kỹ về chi phí nhé!

Bước 4: Đánh giá hiệu quả

Ngay sau khi thực hiện những chiến dịch quảng cáo, PR để truyền tải thông điệp truyền thông đến khách hàng thì bạn cần thực hiện công việc đánh giá xem nó tiếp cận được bao nhiêu khách hàng, có bao nhiêu lượt tương tác, khách hàng nói gì về sản phẩm của bạn, doanh số tăng hay giảm,…Việc đo lường này giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động Marketing và có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tiếp theo.

4 Bước xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả nhất
4 Bước xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả nhất

Hy vọng rằng với những bước cơ bản trên đây, bạn đã có thể bắt tay vào tạo lập những thông điệp truyền thông cho doanh nghiệp của mình. Đừng ngại nhờ tư vấn của các chuyên gia để có được thông điệp ý nghĩa nhất.

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now