Đừng chỉ nghĩ đến việc bán hàng, hãy tạo cảm xúc

Trong kinh doanh, đừng chỉ nghĩ đến việc bán hàng, đừng chăm chăm vào việc mời chào, giới thiệu sản phẩm và “nhồi nhét” đủ thứ thông tin vào đầu khách hàng. Đây là cách bán hàng cũ và chắc chắn nó đã không còn hiệu quả trong thời đại ngày nay. Vậy phải làm thế nào để công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi nhất? Xây dựng chiến dịch bán hàng phải theo những nội dung nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây.

Hãy kể cho khách hàng nghe một câu chuyện khi bán hàng

Nếu như bạn chỉ cung cấp những thông tin khô khan về sản phẩm này kích thước như thế nào, màu sắc ra sao, làm từ chất liệu gì,…thì thực sự nó không thể gây hứng thú cho khách hàng. Bởi đơn giản là những thông tin như thế, họ hoàn toàn có thể quan sát hoặc tìm hiểu thông qua bao bì, mẫu mã sản phẩm. Vậy, người bán hàng cần làm gì. Công việc của bạn là kể cho khách hàng nghe một câu chuyện – thật tự nhiên, cảm động và ý nghĩa để khách hàng ghi nhớ câu chuyện và cũng là ghi nhớ sản phẩm.

Ứng dụng phần mềm Icheck scanner là một trong những thương hiệu thường xuyên sử dụng những câu chuyện để truyền tải về thông điệp, thương hiệu, sản phẩm đến với khách hàng. Những câu chuyện về tình cảm gia đình, về hy vọng, ước mơ trong cuộc sống luôn khiến khách hàng cảm thấy hứng thú. Thay vì việc giới thiệu phần mềm này có những đặc điểm, tính năng gì thì Icheck chú trọng đến việc kể chuyện để lôi kéo khách hàng trước sau đó mới dẫn dắt khách hàng đến tên sản phẩm. Và thế là đủ để họ có khách hàng!

Tạo cảm xúc cho khách hàng bằng cách kể cho họ nghe một câu chuyện

Tạo cảm xúc cho khách hàng bằng cách kể cho họ nghe một câu chuyện

Khơi gợi cảm xúc để bán hàng nhanh hơn

Người ta sẽ quên đi những điều bạn nói, những việc bạn làm nhưng sẽ chẳng bao giờ quên cảm xúc mà bạn mang đến cho họ. Chính vì thế, để khách hàng nhớ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, để tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp thì cách đơn giản nhất là tạo cảm xúc cho khách hàng.

Một trong những thương hiệu nổi tiếng luôn biết cách tạo cảm xúc cho khách hàng chính là Coca Cola. Cũng bởi thế mà khi nghĩ về thương hiệu này, người ta thường hay có cảm giác dạt dào, tình cảm, ấm cúng. Đó chính là cách tạo cảm xúc cho khách hàng thông qua những câu chuyện họ kể: câu chuyện gia đình, câu chuyện về nhà ăn Tết. Hơn cả việc giới thiệu và bán một lon Coca, họ để khách hàng cảm nhận giá trị của sản phẩm. Và đương nhiên, khi có cảm xúc, khi họ cảm nhận được sản phẩm, họ sẽ mua hàng.

Không dừng lại ở đó, Coca Cola còn có nhiều chiến dịch bán hàng đánh trúng vào cảm xúc của khách hàng rất đáng nể phục. Họ hiểu rằng, khách hàng luôn thích những điều mới mẻ và độc đáo, thích được thể hiện cá tính riêng nên Coca Cola triển khai chiến dịch kinh doanh mới. Vào năm 2011, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola bắt đầu ở Australia.

Chiến dịch với những tên họ phổ biến nhất ở nơi Coca-Cola được tiêu thụ trở nên thành công đến mức cuối cùng nó được triển khai ở hơn 80 quốc gia. Sau này, không chỉ có tên mà cả những chai Coca ghi rõ cá tính, sở thích đều được thương hiệu này sử dụng triệt để.

Với Coca Cola, chiến dịch Share a Coke, Coca Cola đạt được thành tựu gì?

– Có hơn 500.000 bức ảnh chụp sản phẩm mang tên của khách hàng được chia sẻ với hashtag #Shareacoke.

– Mọi người chia sẻ hơn 6 triệu chai nước “Share a Coke”.

– Lượng người theo dõi trang facebook của Coca-Cola tăng đến 25 triệu người.

– Cổ phiếu của Coca-Cola cho thị trường đồ uống tăng 4%.

– Mức tiêu thụ Coca-Cola từ người trẻ tuổi tăng 7%.

Chiến dịch bán hàng nhờ vào viết tên lên vỏ lon tạo cảm xúc cho rất nhiều khách hàng

Chiến dịch bán hàng nhờ vào viết tên lên vỏ lon tạo cảm xúc cho rất nhiều khách hàng

Với chiến dịch Share a coke, khách hàng cảm thấy họ đang góp phần thực hiện việc sản xuất, kinh doanh của Coca Cola nên họ thường vui mừng, thỏa mãn. Bấy nhiêu cảm xúc là đủ để họ mua hàng mà không cần một lời chào hàng cao siêu nào cả!

Đưa ra những trải nghiệm tuyệt vời

Một trong những cách khơi gợi cảm xúc của khách hàng tốt nhất chính là việc để họ trực tiếp trải nghiệm. Apple đã ngắm trúng tâm lý này của khách hàng để đưa ra chiến dịch kinh doanh mới dành cho các dòng sản phẩm điện thoại cao cấp mang tên “đập hộp Apple”.

Mỗi khi có một dòng điện thoại mới ra đời, các video về “đập hộp” điện thoại xuất hiện trên youtube đã thu hút hàng triệu lượt xem. Thậm chí, Apple còn xây dựng luôn cả những “căn phòng đập hộp bí mật” để mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm.

Apple bán được số lượng điện thoại lớn với mức giá cao ngay khi vừa mới ra mắt thị trường cũng bởi trải nghiệm “đập hộp” này mang lại hiệu ứng tốt. Đây quả là chiến lược bán hàng thông minh!

Trước tình trạng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc bán hàng không chỉ dựa vào những đặc tính của sản phẩm mà nó còn phụ thuộc nhiều vào cách bán hàng. Cách bán chạm vào cảm xúc sẽ được sử dụng phổ biến trong thời gian tới và nó chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn.

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now