3 “điểm chết” trong khởi nghiệp khiến 90% doanh nghiệp trẻ phá sản

Trong kinh doanh, đặc biệt là khi khởi nghiệp luôn có những “điểm chết”. Đó là điểm khiến doanh nghiệp nhanh chóng phá sản và thất bại nhất. Hầu hết những doanh nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển đều gặp phải những “điểm chết” này. Nếu như không vững vàng vượt qua thì sẽ nhanh chóng thất bại.

1. Thị trường trong giai đoạn đầu kinh doanh rất nhỏ

Thị trường của ngành hàng thì lớn nhưng thị trường trong giai đoạn đầu kinh doanh của bạn là rất nhỏ, bạn cần hiểu và phân biệt rõ sự thật này. Có 90% người kinh doanh không hiểu nguyên tắc đó trong kinh doanh, cho nên sau 1 thời gian kinh doanh họ thất bại. Lý do là bởi vì những người kinh doanh trong giai đoạn đầu rất ảo tưởng, cho rằng hôm nay mình kiếm được 700.000 VNĐ tiền lãi thì ngày mai phải kiếm được 1.000.000 VNĐ, 1 tháng sau phải kiếm được 10.000.000 VNĐ tiền lãi, 1 năm sau phải chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Hà Nội hoặc Tp.Hồ Chí Minh, …

Thị trường ban đầu của startup là rất nhỏ nhưng vẫn có cơ hội phát triểnKhi ảo tưởng hoặc là “ăn mừng trong chiến thăng” làm cho người ta quên mất họ phải làm những việc gì, phải sáng tạo ra những phương pháp và cách thức nào để Marketing, tiếp cận khách hàng tốt.

Nói đơn giản hơn, là người kinh doanh kiểu này giống hệt “ Châu chấu đá voi”, không hiểu cái khó khăn của thị trường nhưng lại áp dụng những công cụ bán hàng, nghiệp vụ Marketing nhỏ bé để chinh phục giá trị lớn của toàn ngành.

Khi bạn không thể phân biệt thị trường nhỏ bé của mình và thị trường lớn của ngành, điều này sẽ đẩy doanh nghiệp đứng trước những nguy cơ lớn. Và những người kinh doanh không có kiến thức chuyên sâu rất ít khi quan tâm đến 2 chữ “ rủi ro”, đây là lý do quan trọng làm cho 90% bị thất bại trong kinh doanh khi lập nghiệp.

2. Tổ chức, nhân viên của bạn làm việc không tốt

Mỗi người có tố chất kinh doanh thành công đều hy vọng sẽ có 1 nhân viên kỳ cựu, 1 nhóm người (tổ chức) giúp ích cho mình trong suốt quá trình lập nghiệp. Nhưng trong giai đoạn đầu kinh doanh bạn rất ít khi giữ chân hay tuyển dụng được nhân tài, có chăng thì chỉ tuyển được người có tố chất nhân tài và sau đó đào tạo họ thì còn hy vọng họ sẽ gắn bó với mình trong 1 thời gian đủ dài.

Trong vấn đề nhân lực, nếu bạn chỉ dùng tiền hay Lương cao để giữ chân nhân viên làm việc thì bạn đã sai, những người cần Lương cao không mang lại nhiều giá trị cho bạn, và trong 1 ngày không xa họ sẽ từ bỏ bạn. Nhưng nếu như bạn tuyển 1 người đòi hỏi nhiều chính sách đi kèm thì họ rất có thể sẽ gắn bó với bạn.

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, việc tìm một đội ngũ nhân sự không phải việc dễ dàngNhân lực là vấn đề đau đầu nhất với người kinh doanh trong giai đoạn ban đầu, có lúc bạn bảo họ không nghe, có lúc họ không thèm quan tâm lời nói của bạn, có lúc họ khinh thường bạn, và quan trọng nhất là họ phá vỡ quy tắc làm việc của nhóm, tổ chức.

3. Khởi nghiệp hiếu tiền vốn

Quản lý tiền là 1 trong 3 công việc quan trọng của ông chủ: Dùng người, dùng tiền, uống trà. 

Tiền vốn thiếu không phải vì tiền ít mà vì bạn chưa biết dùng tiền, có người khởi nghiệp kinh doanh trong sự nghèo khó nhưng họ vẫn thành công và trở thành huyền thoại, nhưng rất nhiều người giàu đầu tư kinh doanh thất bại.

Cho nên khi bạn cảm thấy mình thiếu vốn hãy tạm dừng suy nghĩ huy động vốn, thay vào đó hãy lập kế hoạch sử dụng tiền một cách hiệu quả, và đương nhiên lập kế hoạch thì phải có quy tắc để thực hiện chứ không thể phá vỡ nguyên tắc này.

Doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại do thiếu vốn kinh doanhĐể thành công, doanh nghiệp cần phải trải qua một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ những thất bại. Tuy nhiên, việc tránh khỏi thất bại sẽ khiến bạn không bị mất đi ý chí, niềm tin vào con đường mình đang đi. Hãy nắm vững 3 “điểm chết” trên để tránh và để tìm cách vượt qua thay vì chấp nhận thất bại.

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now