Giải quyết bài toán lựa chọn đại sứ thương hiệu cho các doanh nghiệp

Lựa chọn đại sứ thương hiệu là một trong những cách làm được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng để nhanh chóng nâng cao hình ảnh và uy tín thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp thì việc lựa chọn này ẩn chứa nhiều rủi ro và có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ bất cứ lúc nào. Vậy, bài toán đặt ra là có nên lựa chọn người đại diện không và phải chọn như thế nào?

Tiêu chí quan trọng lựa chọn đại sứ thương hiệu

Đại sứ thương hiệu được hiểu đơn giản là người đại diện của cả thương hiệu, mang đến những thông tin, hình ảnh, giáo dục nhận thức để sản phẩm đến gần hơn với công chúng. Cụ thể, ngoại hình, tính cách, phẩm chất, hình ảnh của người đại diện cũng sẽ biểu hiện cho hình ảnh của công ty và nếu như hình ảnh của người đại sứ trở nên “xấu” trong mắt khách hàng thì hình ảnh của doanh nghiệp cũng sẽ xấu đi. Chính vì thế, khi chọn người đại diện, cần phải lưu ý một số tiêu chí sau:

Nổi tiếng

Khi chọn người đại sứ, bạn phải chọn người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, nó không nhất thiết phải là người ảnh hưởng trong mọi tầng lớp mà đôi khi, chỉ cần nổi tiếng trong thị trường mà bạn đang quan tâm. Với một thương hiệu thể thao, không nhất thiết phải chọn những diễn viên, ca sĩ mà nên lựa chọn những vận động viên nổi tiếng thì sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Ronaldo làm đại sứ thương hiệu cho Nike

Ronaldo làm đại sứ thương hiệu cho Nike

Đam mê

Đại sứ của các thương hiệu cần phải có đam mê với lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp thì họ mới có thể cố gắng hết sức làm việc và cống hiến vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, khi có đam mê, thì người đại sứ mới truyền tải được hết thông điệp một cách có hồn nhất.

Chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp trong cách làm việc, tác phong sẽ khiến cho doanh nghiệp có nhiều lợi ích hơn và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy thử tưởng tượng, nếu đại sứ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ, thường xuyên đi muộn, quên lịch quay, lịch phỏng vấn,…thì hậu quả về mặt truyền thông sẽ rất nặng nề.

Hiện diện trực tuyến

Cuối cùng, làm đại sứ cho bất kỳ một thương hiệu thì cần phải thường xuyên suất hiện trước công chúng, đặc biệt là hiện diện trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội như facebook, instagram, zalo, youtube, truyền hình,…để tăng mức độ phủ sóng, thu hút lượt khách hàng cao.

Có nên lựa chọn đại sứ thương hiệu để truyền thông hay không?

Nếu như bạn đang hỏi, có nên lựa chọn đại sứ để truyền thông cho sản phẩm hay không thì hãy nhìn vào Oppo – một trong những doanh nghiệp đã rất thành công khi sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ cho thương hiệu. Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, Oppo quả thực đã rất “chịu chơi” khi chi tiền khủng để mời những nhân vật đình đám như Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng MTP, Tóc Tiên,…làm đại sứ và quảng bá cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Tại sao Oppo lại chịu “đốt tiền” cho việc mời đại sứ cho thương hiệu như vậy?

Oppo chi "tiền tỷ" để mời mời ca sĩ nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu

Oppo chi “tiền tỷ” để mời mời ca sĩ nổi tiếng làm đại sứ

Thứ nhất, thu hút khách hàng mới. 

Phải khẳng định rằng, nếu như doanh nghiệp lựa chọn được đại sứ thương hiệu là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng thì việc thu hút khách hàng mới sẽ trở nên dễ dàng hơn. Những người thường xuyên theo dõi hoặc fan hâm mộ của người đại diện đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Thứ hai, đại sứ thương hiệu tạo cảm xúc

Sử dụng các đại sứ đại diện cho thương hiệu sẽ là nhịp cầu để kết nối cảm xúc với khách hàng. Những câu nói truyền cảm hứng, những câu khẩu hiệu hoặc những câu chuyện thường ngày do người đại diện thương hiệu kể sẽ mang đến cảm hứng, động lực khi khách hàng tiếp xúc với sản phẩm.

Thứ ba, tạo sự tin tưởng

Khách hàng thường hay có tâm lý bất an về chất lượng của sản phẩm nhưng khi có người đại diện là những người nổi tiếng sử dụng thì lại khác. Nghiễm nhiên họ sẽ thấy an tâm, tin tưởng hơn vì những người người nổi tiếng còn sử dụng thì hẳn là sản phẩm phải tốt thực sự.

Thứ tư, tính lan tỏa

Sẽ chẳng có hình thức lan tỏa nào nhanh hơn việc truyền miệng trong cộng đồng. Đặc biệt là khi câu chuyện, sản phẩm ấy được giới thiệu bởi những người nổi tiếng hay thần tượng của họ. Như hình ảnh của Sơn Tùng khi quảng cáo cho thương hiệu Oppo đã được lan tỏa mạnh mẽ qua những TVC quảng cáo.

Tuy nhiên, đại sứ thương hiệu không phải duy nhất một người mà trong quá trình phát triển, doanh nghiệp có thể lựa chọn thay đổi hoặc sử dụng đồng thời nhiều người để phù hợp với dòng sản phẩm và sự phát triển của thương hiệu.

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now