Cặp cộng sinh du lịch + hàng không sẽ phát triển như thế nào khi có sự góp mặt của Vinpearl Air?

Việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ ngày càng gặp nhiều khó khăn khiến cho các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng để tìm ra “lối thoát” và con đường vươn lên. Đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn trong ngành hàng không đang tạo ra sức ép cho các doanh nghiệp trong thị trường này. Đứng trước sự bão hòa của thị trường, cặp cộng sinh du lịch + hàng không ra đời mang đến một làn gió mới.

Sự xuất hiện của mô hình kinh doanh phối hợp du lịch + hàng không ở Việt Nam?

Nghe đến việc phối hợp kinh doanh hai sản phẩm hoặc dịch vụ cùng một lúc khiến khách hàng dễ liên tưởng đến hình thức bán chéo trong kinh doanh. Về thực chất, mô hình phối hợp du lịch + hàng không ở Việt Nam là một dạng của bán chéo nhưng được thể hiện dưới hình thức Combo dịch vụ. Cụ thể như thế nào?

Năm 2017, Tập đoàn FLC của ông chủ Trịnh Văn Quyết đã nhen nhóm ý tưởng thành lập hãng hàng không của riêng mình. Và đúng theo dự tính, sau hơn 1 năm chuẩn bị thì Hãng hàng không Bamboo Airway đã chính thức ra mắt. Đây không chỉ là hướng đi mới của tập đoàn FLC mà nó còn đánh dấu sự xuất hiện một mô hình kinh doanh mới là dịch vụ + hàng không. Và đây cũng là một chiến dịch mà ông Trịnh Văn Quyết hết sức tâm đắc, quyết tâm tiên phong thực hiện. Khi mới bắt đầu khai thác, hầu hết các chặng bay của Bamboo Airway đều có điểm đến là những khu nghỉ dưỡng của FLC. Điều này có nghĩa là gì?

Tập đoàn FLC dẫn đầu trong việc áp dụng chiến dịch du lịch + hàng không

Tập đoàn FLC dẫn đầu trong việc áp dụng chiến dịch du lịch + hàng không

Nếu như trước đây, bạn sử dụng dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines thì nếu bạn muốn đi từ Hà Nội vào Phú Quốc sẽ phải trả phí vé máy bay từ 2,5 đến 6 triệu đồng. Sau đó bạn thuê một phòng khách sạn 5 sao trong vòng 3 ngày 2 đêm của tập đoàn FLC hết khoảng 5 triệu đồng nữa. Như vậy, riêng chuyện đi lại và khách sạn bạn phải tốn ít nhất là từ 7,5 đến 11 triệu đồng. Nhưng kể từ khi Bamboo Airway ra đời, bạn hoàn toàn có thể đặt combo vé máy bay và phòng khách sạn cho chuyến du lịch này chỉ với khoảng 5 triệu đồng.

Với chiến lược mới này, lượng khách hàng của FLC tăng cao hơn hẳn và đây hứa hẹn sẽ là chiến lược kinh doanh chủ đạo của FLC trong giai đoạn 2019 – 2022.

Bamboo Airway là tâm huyết và chiến lược của chủ tịch Trịnh Văn Quyết

Bamboo Airway là tâm huyết và chiến lược của chủ tịch Trịnh Văn Quyết

Có vẻ như Vietravel cũng đã nhanh chóng nhận ra “miếng mồi béo bở” này và nhanh chóng tham gia vào chiến dịch combo dịch vụ + hàng không. Cụ thể, đầu tháng 4/2019, Tổng giám đốc Vietravel đã chính thức xác nhận việc nộp đề án thành lập Công ty Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) lên Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên – Huế.

Sự góp mặt của Vinpearl Air thể hiện sức hút của combo du lịch+ hàng không!

Mới đây, xuất hiện một công ty hàng không với rất nhiều thông tin gợi tới Vingroup như tên công ty – Vinpearl Air. Trụ sở chính của doanh nghiệp này được đặt ở Khu đô thị Vinhomes Riverside (quận Long Biên, Hà Nội), với vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ của Bamboo Airways.

Nếu Vingroup thực sự nhảy vào mảng hàng không, với cái tên Vinpearl Air, không loại trừ Vingroup sẽ đi theo hướng bán combo bay Vinpearl Air – nghỉ dưỡng Vinpearl.

Vinpearl Air ra đời với mô hình du lịch + hàng không tương tự như FLC group

Vinpearl Air ra đời với mô hình du lịch + hàng không tương tự như FLC group

Vingroup là một tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau và đều đạt được nhiều thành tựu lớn. Đến nay, việc Vin manh nha tham gia vào thị trường du lịch + hàng không cho thấy đây thực sự là một “miếng bánh ngon”. Và với tiềm lực kinh tế cũng như những nguồn lực của Vingroup hiện tại thì việc FLC hay bất kỳ một doanh nghiệp nào đang kinh doanh hàng không, du lịch tỏ ra e ngại cũng là điều dễ hiểu.

Cơ hội thành công của cặp cộng sinh du lịch + hàng không?

Thật khó có thể thống kê và đo lường chính xác về cơ hội thành công của cặp cộng sinh này bởi Bamboo Airway thì mới đi vào hoạt động chưa lâu, Vietravel và Vinpearl Air thì chưa đi vào hoạt động. Vấn đề đi đường dài vẫn đang là dấu chấm hỏi lớn dành cho thị trường này. Nhưng cơ hội thành công của combo du lịch + hàng không vẫn đang được đánh giá cao qua những tiềm năng phát triển trong tương lai.

Đầu tiên phải kể đến là việc tận dụng tốt tập khách hàng mục tiêu. Cả tập đoàn FLC, Vietravel và Vinpearl Air đều đã có sẵn khách hàng của mình. Công việc của họ chỉ là khuyến khích khách hàng sử dụng thêm dịch vụ của mình mà trước đây khách hàng đang dùng của một bên khác. Nếu như combo đưa ra mức giá ưu đãi hơn với chất lượng tương tự thì chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng và cơ hội thành công là cao.

Thứ hai là đánh vào tâm lý khách hàng bằng sự uy tín, tiện lợi. Nếu như trước đây, bạn phải tốn thời gian trong khâu đặt vé máy bay, sau đó lại đi đặt phòng khách sạn thì khi combo mới ra đời bạn chỉ cần một lần đặt vé nhanh gọn là đã có cả vé máy bay, cả phòng khách sạn như ý. Hơn nữa, khách hàng đang đặt vé của những tập đoàn nổi tiếng nên mức độ tin cậy tăng cao hơn. Đây chính là việc tận dụng tốt uy tín thương hiệu hiện có để kinh doanh của các tập đoàn lớn.

Rủi ro tiềm ẩn

Tuy nhiên, những rủi ro là hoàn toàn có thể xảy ra khi thực hiện kinh doanh combo du lịch + hàng không. Chi phí đầu tư cho hai lĩnh vực này là cực kỳ lớn, nguồn vốn, nhân sự, pháp lý cũng tốn nhiều thời gian công sức. Và nếu như combo được đưa ra với mức giá hoặc chất lượng dịch vụ chưa phù hợp với khách hàng thì sao? Khả năng cao là nó sẽ thất bại nếu như không được ủng hộ từ phía khách hàng cũ của doanh nghiệp.

Với việc Vinpearl tham gia vào thị trường hàng không với combo du lịch + hàng không khiến cho cuộc đua ngày thêm hấp dẫn. Khách hàng sẽ ngày càng có thêm nhiều sự lựa chọn tối ưu hơn!

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now