Amazon mua lại Whole Foods – từ “cơn địa chấn” ngành thực phẩm đến chiến lược kinh doanh thực sự

Chưa đầy hai năm về trước, Amazon từng gây “chấn động” khi tuyên bố thu mua chuỗi siêu thị nông sản hữu cơ Whole Foods với mức giá thỏa thuận 13,7 triệu USD. Một “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử lúc bấy giờ lại muốn bước chân vào thị trường “thực phẩm – hàng tiêu dùng” khiến không ít các doanh nghiệp trong ngành này hoang mang, điêu đứng. Chiến lược kinh doanh thực sự của Amazon là gì? Chuyện gì sẽ xảy đến tiếp theo sau thương vụ mua bán này?

Toàn cảnh vụ thâu tóm Whole Foods của Amazon

Trong bối cảnh thương mại điện tử vươn mình phát triển mạnh mẽ, các “đại gia bán lẻ” vẫn đang loay hoay tìm kiếm chỗ đứng cho riêng mình thì thương vụ mua bán của Amazon diễn ra khiến mỗi người đều phải kinh ngạc. Một chuỗi siêu thị thực phẩm phi điện tử lần đầu lấn chân sang thị trường thương mại điện tử toàn cầu đã “châm ngòi”  cho việc sáp nhập của nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường này. 

Bên cạnh những kỳ vọng và mong mỏi của nhiều chuyên gia rằng Amazon sẽ có những động thái tích cực để cải thiện quá trình giao hàng và mang lại một mức giá cạnh tranh tốt thì cũng có nhiều ý kiến bất bình về hành động lần này của Amazon. Barry C. Lynn – Giám đốc Chương trình Thị trường Mở tại trung tâm nghiên cứu New America đã phát biểu: chính phủ cần ngăn chặn vụ sáp nhập này vì Amazon đã thống trị mọi ngóc ngách của thương mại điện tử và đang sử dụng quyền lực của mình để áp đặt các điều khoản cũng như mức giá đối với nhiều mặt hàng tại Mỹ.

Với thương vụ này, dù có nhiều tranh cãi nảy lửa hơn nữa thì cũng phải khẳng định việc thâu tóm Whole Foods đã củng cố thêm đà phát triển thần kỳ của Amazon trong nhiều năm gần đây, vén màn cho mục đích thực sự mà Amazon đã mua lại chuỗi siêu thị thực phẩm này.

Amazon quyết định mua lại Whole Foods với giá 13,7 triệu USD - chiến lược kinh doanh đầy táo bạo
Amazon quyết định mua lại Whole Foods với giá 13,7 triệu USD – chiến lược kinh doanh đầy táo bạo

Mục đích thực sự của Amazon – vén màn bí mật

Có thể thấy, Whole Foods là một trong những chuỗi siêu thị thực phẩm khá có uy tín, mang lại doanh thu và lợi nhuận tương đối lớn. Vị CEO của công ty này cũng đã từng tự tin tuyên bố sẽ tăng cổ tức và mua lại cổ phiếu của các cổ đông để hướng tới mục tiêu tạo ra nhiều giá trị hơn nữa. Nhưng nếu vì thế mà nói rằng Amazon thâu tóm Whole Foods để thu lợi nhuận trong lĩnh vực phi thương mại điện tử thì bạn đã hoàn toàn nhầm. 

Amazon muốn biến Whole Food thành bàn đạp phát triển
Amazon muốn biến Whole Food thành bàn đạp phát triển

Amazon chắc chắn không mua Whole Foods vì lợi nhuận của cửa hàng này, Amazon chỉ đang tìm kiếm một bàn đạp thực sự phục vụ cho mảng kinh doanh cốt lõi của họ. Hãy xem, khi Jeff Bezos tiếp quản Whole Foods, chuỗi siêu thị này chắc chắn sẽ hoạt động không lợi nhuận và cả thị trường bán lẻ của Mỹ sẽ đảo điên.

Và khi Whole Foods trở thành một chuỗi siêu thị “không lợi nhuận” thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Thứ nhất, Whole Foods sẽ là xương sống cho hoạt động giao nhận hàng bách hóa đang phát triển chậm của Amazon.

Thứ hai, chuỗi siêu thị này nghiễm nhiên trở thành điểm phân phối các sản phẩm của Amazon như máy đọc sách Kindles, loa thông minh Echoes và hàng loạt những sản phẩm Amazon sản xuất.

Thứ ba, khi sử dụng các chương trình khuyến mãi của Amazon Prime vào chuỗi Whole Foods thì sẽ có một lượng lớn khách hàng đến mua sản phẩm trực tiếp.

Thứ tư, nỗ lực thúc đẩy người tiêu dùng thường xuyên của chuỗi Whole Foods trở thành thành viên của Amazon Prime để có được lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ.

Cuối cùng, tất cả những sản phẩm sấy khô, đóng hộp của Whole Foods đều có thể được bán trên kênh thương mại điện tử của Amazon, thúc đẩy mảng kinh doanh cốt lõi nhất của “gã khổng lồ” tiếp tục phát triển.

Whole Food trở thành điểm phân phối sản phẩm thực phẩn của Amazon
Whole Food trở thành điểm phân phối sản phẩm thực phẩn của Amazon

Nói dễ hiểu hơn, dù Whole Foods không trực tiếp sinh ra đồng lợi nhuận nào nhưng nó lại là đôi cánh vững chắc để Amazon vươn cao và vươn xa hơn.

Vén màn bí mật – mục đích của Amazon trong thương vụ này không phải là tăng lợi nhuận mà là “trở thành công ty hàng đầu thế giới về lấy khách hàng làm trọng tâm và có mặt trong tất cả những hoạt động kinh tế.”

Chiến lược kinh doanh thực sự của Amazon

Với tham vọng “có mặt trong tất cả những hoạt động kinh tế”, chiến lược thực sự của Amazon là gì?

– Đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp: Amazon vẫn sử dụng AWS là sản phẩm trọng tâm. AWS là từ viết tắt của Amazon,  là một trong số các dịch vụ của Amazon hoạt động dựa trên nền tảng cloud computing (điện toán đám mây) và được ra mắt vào năm 2006. Cấp cho người dùng một nền tảng cloud với cơ sở hạ tầng đáng tin cậy có thể mở rộng và chi phí thấp, có thể phục vụ mọi nhu cầu của nhiều doanh nghiệp mà không hề giới hạn. AWS thường bao gồm nhiều nhóm dịch vụ đa dạng khác nhau như compute, storage, database, network. Khi kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, các công ty sẽ sớm chuyển sang hình thức này thì AWS sẽ là nơi thích hợp để Amazon tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế. 

– Đối với nhóm khách hàng là người tiêu dùng: Amazon tiếp tục phát triển sản phẩm là Amazon Prime – gói dịch vụ nâng cấp thành viên với mức phí 99USD/năm hoặc 10.99USD/tháng cho gói dịch vụ Vip. Việc thâu tóm Whole Foods cũng là một trong những chiến lược kinh doanh để gia tăng lượng khách hàng đăng ký Prime. 

Amazon tiếp tục phát triển sản phẩm chiến lược là Amazon Prime ngay cả khi có Whole Food
Amazon tiếp tục phát triển sản phẩm chiến lược là Amazon Prime ngay cả khi có Whole Food

Vậy thực chất, Amazon Prime mang lại cho khách hàng những tiện ích gì? Quý khách có thể truy cập vào thư viện phim, âm nhạc video của Amazon Prime là Prime Instant Video hoặc Prime Music để tha hồ thưởng thức và xem phim trực tuyến mỗi ngày. Bạn có thể tha hồ tận hưởng dịch vụ có 2 ngày miễn phí giao hàng trên nhiều kho sản phẩm của Amazon. Ngoài ra, khách hàng thành viên còn được tham gia ngày hội Amazon Prime Day diễn ra vào ngày 15/7,  sự kiện này có thể được xem là “Black Friday” giữa mùa thu của Amazon. Đây là cơ hội để bạn thỏa sức mua sắm mọi mặt hàng từ Amazon với mức giá ưu đãi và nhiều khuyến mãi cực khủng. 

Hơn nữa, trong bối cảnh phát triển nhanh của nhiều trang thương mại điện tử khác thì Amazon cần phải tạo ra được một “hàng rào” để bảo vệ các sản phẩm của mình. Và Amazon Prime chính là “hàng rào” đó. Với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ Prime với mức phí chìm là 99USD/ 1 năm thì họ sẽ khai thác hết phần chi phí ấy, không có lý do gì để họ chọn nhà cung cấp khác ngoài Amazon. Và trung bình tại Mỹ, cứ 10 người thì lại có một người sử dụng Amazon Prime – đây thực sự là một con số ấn tượng và phải thực sự khâm phục cái tài của Jeff Bezos trong toàn bộ chiến lược phát triển của công ty.

Whole Food là công cụ để Amazon thực hiện chiến lược kinh doanh Amazon Prime
Whole Food là công cụ để Amazon thực hiện chiến lược kinh doanh Amazon Prime

Sau cùng, chiến lược kinh doanh thực sự của Amazon: “sáng tạo là cốt lõi”. Ngay từ khi ra đời chỉ là một trang thương mại điện tử bán sách, đến nay Amazon đã trở thành “gã khổng lồ” trên toàn cầu, không ngừng sáng tạo, tìm tòi, không ngại khó khăn để bứt phá, phá bỏ mọi giới hạn. Thế mới thấy được cái tâm và cái tầm trong xây dựng chiến lược của Jeff Bezos – người xây dựng đế chế Amazon hùng mạnh.

Leave a Reply

Nổi Bật

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Tư Vấn Ngay

  • DỊCH VỤ MARKETING TRỌN GÓI – ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP

  • call now